Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2009

10 câu phỏng vấn rất "xương"

Không có cảm giác nào tồi tệ hơn khi bạn đang trong một cuộc phỏng vấn, nhận một câu hỏi và không thể trả lời. Để không lâm vào cảnh trớ trêu này, cách tốt nhất là hãy chuẩn bị đối phó cho mọi tình huống.

Chúng tôi có thể cho các bạn vài gợi ý về những câu hỏi hóc búa mà các nhà tuyển dụng có thể đưa ra.

Câu hỏi 1: “Hãy kể cho tôi nghe về bản thân bạn”


Tưởng dễ mà hóa khó. Thường thì đây là câu mở đầu khi phỏng vấn và nó sẽ là thời điểm hoàn hảo cho bạn thổi phồng bản thân - không phải là kể về toàn bộ cuộc sống của bạn.

Bạn nên trả lời tóm tắt về những năng lực và kinh nghiệm của mình. Hãy nói về trình độhọc vấn, quá trình làm việc, kinh nghiệm nghề nghiệp gần đây và các mục tiêu trong tương lai.

Gợi ý trả lời: “Tôi đã tốt nghiệp trường đại học X, sau đó tôi đã làm quan hệ công chúng với một chi nhánh và khá thành công. Tuy nhiên tôi chưa hài lòng với bản thân. Tôi muốn mở rộng phạm vi hoạt động, khám phá bản thân hơn và tôi nghĩ sao mình không bắt đầu với công ty này”.


Câu hỏi 2: “Tại sao bạn lại bỏ công việc cũ”

Đây là cơ hội để bạn kể về kinh nghiệm của mình và mục tiêu nghề nghiệp của bạn, đừng chê bai sếp cũ hay liệt ra một loạt các lí do xấu khiến bạn bỏ việc. Thay vì thế, hãy tập trung vào những cái bạn đã học được ở vị trí trước kia và cách bạn chuẩn bị những kĩ năng đó trong vị trí mới này.

Gợi ý trả lời: “Công ty đó không chỉ rất phù hợp cho khả năng sáng tạo của tôi, mà tôi còn học được các cơ quan đều có những cá nhân riêng biệt giống như mọi người đang làm. Giờ thì tôi biết đâu là nơi tôi có được một vị trí thích hợp hơn”.


Câu hỏi 3: “Bạn nhận thấy mình sẽ có được gì sau 5 năm nữa?”


Hãy để cho người chủ biết rằng bạn rất vững vàng và bạn muốn được hợp tác với công ty này lâu dài. Nuôi những khát vọng để tiếp quản công ty bạn đang phỏng vấn, sở hữu công ty riêng, nghỉ hưu ở tuổi 40 hay kết hôn và có 5 đứa con.

Gợi ý trả lời: “Theo lý tưởng, tôi muốn làm việc cho một công ty còn mới mẻ, như công ty này, vì vậy tôi có thể tham gia vào công ty từ ngày đầu thành lập và tận dụng hết cơ hội mà một công ty cần có.”


Câu hỏi 4: “Những yếu điểm của bạn là gì?”

Chìa khoá để tháo gỡ cho câu hỏi muôn thuở này không phải là đáp lại đúng theo câu hỏi. Người chủ tương lai của bạn không hề quan tâm đến những thứ bạn không biết nấu, họ cũng không muốn nghe những câu trả lời chung chung, như bạn “định hướng quá chi tiết” hay “làm việc quá chăm chỉ.”

Đáp lại câu hỏi này bằng cách nhận biết những mảng trong công việc của bạn, những chỗ bạn có thể cải thiện và chỉ ra được chúng là tài sản quí giá thế vào với một người chủ tương lai. Nếu bạn không có cơ hội phát triển những kĩ năng nhất định ở công việc trước, hãy giải thích bạn tha thiết thế nào để có được kĩ năng đó trong vị trí mới.

Gợi ý trả lời: “Trong vị trí cũ, tôi không thể mở rộng kĩ năng phát biểu trước đám đông. Tôi thực sự muốn có khả năng làm việc ở một nơi mà sẽ giúp tôi thuyết trình tốt hơn và thảo luận trước những người khác.”


Câu hỏi 5: “Tại sao bạn bị cho thôi việc?”


Câu hỏi này sẽ trở nên dễ dàng hơn khi nền kinh tế tiếp tục xuống dốc. Thế nhưng nó là một câu hỏi hóc búa, đặc biệt vì nhiều nhân công không được thông báo một cách chính xác rằng tại sao họ bị nghỉ việc. Cách tốt nhất để khắc phục câu hỏi này là phải trả lời một cách thành thực.

Gợi ý trả lời: “Nền kinh tế hiện giờ rất khó khăn và công ty tôi đã nhận thấy những hậu quả của nó. Tôi có mặt trong số lượng lớn giảm bớt nhân viên và tất cả việc đó tôi đều biết. Tuy nhiên, tôi tự tin rằng không có gì phủ nhận thành tích công việc của mình, được minh chứng bằng những thành quả tôi đã đạt được. Ví dụ…”


Câu hỏi 6: “Hãy kể cho tôi nghe về người chủ tồi tệ nhất mà bạn từng gặp.”

Không bao giờ kể xấu về những người chủ trước kia của bạn. Một người chủ có năng lực sẽ đánh giá rằng bạn sẽ kể về ông ta hay bà ta cũng với thái độ này ở nơi nào đó khác.

Gợi ý trả lời: “Không có ai trong số những người chủ cũ của tôi đáng sợ cả, còn có vài người đã dạy tôi hơn cả những gì người khác đã làm. Rõ ràng là tôi đã học được nhiều kiểu phong cách quản lý mà tôi có thể làm việc được hiệu quả nhất.”


Câu hỏi 7: “Những người khác nhận xét bạn thế nào?”

Bạn phải luôn hỏi những ý kiến phản hồi từ đồng nghiệp và những người giám sát để đánh giá được năng suất của mình; từ cách này, bạn có thể trả lời thành thật câu hỏi dựa vào những lời nhận xét của họ. Giữ lại những thông tin phản hồi để có thể đưa cho người chủ, nếu cần thiết. Làm vậy cũng sẽ giúp bạn nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của mình.

Gợi ý trả lời: “Những đồng nghiệp cũ của tôi đã nói rằng tôi dễ dàng cộng tác với công ty và rằng tôi hợp với vị trí quản lí các dự án mới”.


Câu hỏi 8: “Bạn có thể đề xuất với tôi điều gì mà người khác không thể?”

Đây là lúc bạn nói về quá trình đạt được những thứ bạn đã làm. Đi vào những cái đặc biệt trong bản sơ yếu lí lịch và bản khai của bạn; thể hiện cho người chủ biết giá trị của bạn và bạn là một tài sản quí như thế nào.

Gợi ý trả lời: “Tôi là người hợp nhất trong công việc này. Tôi biết có những thí sinh khác có thể bổ nhiệm vào vị trí này, nhưng niềm đam mê vượt trội của tôi sẽ tách tôi ra khỏi các thí sinh đó. Tôi được giao công việc để luôn mang lại những thành quả tốt nhất. Ví dụ…?”


Câu hỏi 9: “Nếu bạn được lựa chọn vào làm cho bất kì một công ty nào, bạn sẽ chọn làm ở đâu?”


Đừng bao giờ nói rằng bạn sẽ chọn vào công ty nào khác hơn nơi bạn đang phỏng vấn. Kể về công việc và công ty bạn đang được phỏng vấn.

Gợi ý trả lời: “Tôi sẽ không xin làm ở vị trí này nếu tôi không thực sự muốn làm cho công ty ông/bà.”

Tiếp bằng các ví dụ đặc biệt lý giải vì sao bạn coi trọng công ty bạn đang tham gia phỏng vấn và vì sao bạn là người thích hợp.


Câu hỏi 10: “Liệu bạn có sẵn sàng chấp nhận bị giảm lương?”

Lương bổng là một chủ đề nhạy cảm. Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, dù một công ty có khả năng trả cho bạn bao nhiêu đều có thể trở thành kẻ phá vỡ thoả thuận trong việc bạn có được bổ nhiệm vào vị trí hay không.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét