SOFTWARE
Đã cài XP nay cài thêm Vista; Đã cài Vista nay cài thêm XP; Đã cài Vista và XP nay cần cài lại XP; Đã cài Vista và XP nay muốn tháo gỡ Vista... Đó là những tình huống mà bạn có thể gặp khi muốn cài song song hai hệ điều hành Windows Vista và XP trên cùng một máy. Bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết từng tình huống một, cũng như đưa ra những lưu ý khi cài Vista làm hệ điều hành duy nhất.
1. Đã cài XP nay cài thêm Vista:
Máy bạn đã cài đặt trước Windows 9x, Me, 2K, XP và bây giờ bạn muốn cài đặt thêm Vista thì công việc cài đặt thêm không có gì khác biệt lắm so với các hệ điều hành trước đó của Microsoft. Chỉ có một chút khác với Win XP là phân vùng cài đặt Vista buộc phải là NTFS. Sau khi quá trình cài đặt Win Vista hoàn tất, bạn restart lại máy là sẽ có thêm menu Dual boot để chọn Win Vista hay hệ điều hành ban đầu (để có menu Dual boot thì Win Vista phải là hệ điều hành cài đặt sau cùng trong máy tính). Nếu bạn có ổ đĩa ghi DVD hay mua đĩa ngoài cửa hàng để cài thì không có gì để nói, nhưng nếu chỉ có file ảnh (dạng iso) download từ Internet thì bạn vẫn có thể cài đặt Vista theo 2 cách:
- Dùng WinRAR để giải nén bộ nguồn cài Vista vào một thư mục nào đó, như C:\Vista chẳng hạn, sau đó chạy file setup.exe để cài đặt.
- Dùng một chương trình tạo ổ đĩa ảo như Daemon Tools, Alcohol hay Nero ImageDrive và thực hiện thao tác “chèn” file iso Vista vào ổ đĩa ảo để cài đặt trong Windows.
Cách cài đặt này có một điểm cần chú ý là trong quá trình extract file, máy sẽ tự động restart lại khi được 27%, sau đó tiếp tục chạy như bình thường.
2. Cài Vista làm hệ điều hành duy nhất
Nếu muốn Win Vista là hệ điều hành duy nhất trên chiếc PC hiện đại của mình thì ngoài cách format lại đĩa cứng và cài Vista, bạn cũng có thể nâng cấp (với điều kiện như đã nói trên là phân vùng chứa Vista phải có định dạng NTFS) từ Win XP SP2, Win Vista beta 2 hoặc các phiên bản thử nghiệm mới hơn để nó trở thành Vista bản chính thức bằng tùy chọn In-place Upgrade. Tuy nhiên để nâng cấp lên được Vista bản chính thức thì bạn phải thực hiện quá trình upgrade ngay trong hệ điều hành hiện tại (XP SP2 hay Vista beta 2) mà không thể làm bằng cách boot máy từ CD/DVD được. Một lưu ý khác là quá trình cái đặt Vista không yêu cầu phải điền CD Key bắt buộc như với các hệ điều hành trước đây, nếu bạn cài đặt mà không có key thì chỉ dùng được 30 ngày mà thôi.
3. Đã cài Vista nay cài thêm XP
Bạn đã cài đặt Vista mới hoàn toàn, nay muốn cài đặt thêm lại Win XP do nhu cầu công việc hoặc do các thiết bị của mình hoàn toàn bị “tê liệt” trong Vista thì có thể làm theo các bước sau:
- Dùng một chương trình tạo phân vùng mới để cài XP bằng các công cụ như Parttion Magic, hay cũng có thể dùng chính công cụ Disk Management của Windows để tạo phân vùng mới nếu đĩa cứng của bạn có phân vùng Unallocated Space.
- Sau khi đã có phân vùng cài Win XP (giả sử là D), bạn sử dụng đĩa CD Win XP, chọn boot từ CD/DVD rồi tiến hành cài đặt XP như bình thường. Sau khi quá trình cài đặt XP hoàn tất, bạn sẽ không vào lại đựơc Vista (nhưng đây chỉ là tạm thời).
- Bước tiếp theo là tạo Vista Dual Boot menu: tải phần mềm VistaBootPRO 3.1.0 từ To view links in this forum your post count must be 1 or greater. Your post count is 0 momentarily. và download .Net Framework 2.00 (nếu máy bạn chưa có) tại To view links in this forum your post count must be 1 or greater. Your post count is 0 momentarily.
- Khởi động chương trình, bỏ qua hộp thoại backup BCD. Chọn tab Bootloader và chọn Reinstall the Vista bootloader, chọn tiếp menu Diagnostics và chọn Run Diagnostics, trang Dual boot menu sẽ tự động khôi phục lại và bạn sẽ nhìn thấy các hệ điều hành xuất hiện trong menu Dual boot khi khởi động máy. Sau khi restart, bạn sẽ có menu Dual boot bình thường để chọn vào Vista hay XP.
4. Đã cài Vista và XP nay cần cài lại XP
Bạn cài đặt Win XP ở ổ C và Vista ở ổ D. Một ngày nào đó, bạn không vào Windows XP được, hoặc máy bị lỗi phải ghost hay cài đặt lại. Tất nhiên, nếu như làm theo kiểu thông thường thì Vista sẽ “biến” luôn. Để có thể chạy Vista và XP bình thường sau khi cài mới lại XP, bạn làm như sau:
- Copy folder Boot trên ổ C đến 1 folder tạm ở ổ đĩa khác C (ổ đĩa chứa Vista D chẳng hạn) và làm tương tự cho file bootmgr.
- Cài đặt phần mềm VistaBootPRO như đã nói trên, khi khởi động chọn tab Backup/Restore Center, chọn Backup Center, chọn ổ đĩa cài đặt Vista (ở đây là D) để tạo một bản sao của BCD Store (chứa đựng trình quản lý menu Dual boot của Vista).
- Sau đó uninstall Vistabootloader từ tab Bootloader, qua tab Manage OS Entries và xóa hết các hệ điều hành có trong list (bấm chọn > chọn biểu tượng có dấu X).
- Sau đó khởi động lại máy bằng CD cài XP và cài bình thường. Sau khi cài đặt xong XP bạn cũng sẽ chưa vào được Vista.
- Hãy đăng nhập vào XP cài đặt lại VistaBootPRO. Tiến hành copy folder Boot và file bootmgr trở lại ổ đĩa C. Chọn tab Bootloader của VistaBootPRO, bấm chọn lại Reinstall the Vista bootloader > Apply. Tiến hành khởi động lại máy, bạn sẽ thấy lại menu Dual Boot giúp bạn boot vào Vista hoặc XP như trước.
5. Tháo gỡ Vista, để lại các hệ điều hành khác
Sau một thời gian sử dụng bạn không muốn dùng Vista nữa (vì tốc độ ì ạch của nó chẳng hạn), bạn có thể xóa nó đi mà không hề ảnh hưởng đến các hệ điều hành khác có trên máy bằng cách thực hiện như sau:
- Mở VistaBootPRO, chọn tab Bootloader, chọn tùy chọn Uninstall the Vista bootloader > Apply.
- Sau đó tiến hành format lại ổ đĩa cài Vista.
- Trong ổ C chứa XP bạn tìm xóa các file $recycle.bin, Boot.bak, Boosect.bak (các file này có tính ẩn - file hệ thống, nên bạn phải bật chức năng hiển thị file hệ thống trong menu Tools > Forder Options, bỏ dấu chọn Hide Protect oprerating... và chọn Show hidden files... > OK). Ngoài các file trên, còn có folder Boot và file bootmgr, để xóa chúng bạn cần phải có quyền admin.
Lưu ý:
- Do Vista là một hệ điều hành quá mới trong khi chiếc PC của bạn mua từ 1 - 2 năm trở lại đây chỉ có đĩa driver hỗ trợ cho Win XP, các thiết bị của bạn có thể không hoạt động tốt với driver do Vista cấp. Nếu bạn dùng đĩa driver này để cài đặt thì rất có thể sẽ nhận được một cảnh báo về sự không tương thích. Tuy nhiên trong Vista có chế độ Compatibility, cho phép hệ điều hành tạo được sự tương thích tốt với các driver vốn chỉ được hỗ trợ bởi Win XP SP2 hay 2K3 (SP1) mà thôi. Cách thực hiện như sau:
Copy file driver vào trong một folder tạm nào đó, bấm phải chọn Properties, chọn tab Compatibility, chọn “Run this program in compability mode for”, chọn Windows XP SP2 hoặc Win 2K3 và có thể chọn thêm tùy chọn “Run as Administrator"nếu bạn đăng nhập với quyền admin, xong bấm Apply > OK và tiến hành cài đặt driver bình thường, khởi động lại máy để hoàn tất quá trình cài đặt. Thiết bị của bạn có nhiều khả năng sẽ làm việc “trơn tru” như khi sử dụng trên Win XP.
- Một lưu ý cho những bạn đang dùng card màn hình có chip ATI và NVIDIA: bạn sẽ không bao giờ tìm thấy driver hỗ trợ chúng nữa trên website của hãng sản xuất, nên lời khuyên tốt nhất là bạn nên dùng driver do chính Vista cấp cho khi cài đặt Win. Đối với âm thanh, nếu bạn không nghe được gì hoặc thất bại khi cài đặt driver thì bạn cũng có thể áp dụng chế độ Compatility. Với những máy có card mạng thì driver sẽ không cài đặt kèm theo Vista nên bạn cũng phải cài lại driver
Cài đặt Windows XP trên Laptop sử dụng ổ cứng SATA
Việc cài WinXP trên các máy labtop (HP dòng dv2000 trở về sau hoặc là các dòng máy mới hiện nay) thì đều hiểu cảm giác của tôi như thế nào :d . Khi bạn boot bằng đĩa CD WinXp từ Dos nhưng luôn luôn được thông báo là không thể tìm thấy bất kỳ harddisk nào (mặc dù đã clear sạch sẽ, đã chia lại partion và có thể format, copy data thoải mái trong DOS...). Lý do chính của vấn đề này thực ra là do những máy laptop mới này không hổ trợ chuấn IDE cho harddisk như những dòng máy cũ, mà nó chỉ hổ trợ chuẩn SATA thôi, vì thế chúng ta cần một đĩa CD WinXP boot có hổ trợ SATA. Sau đây là các bước để tiến hành việc tạo ra đĩa CD đã đề cập.
1. Chuẩn bị
1.1. Bộ cài Windows: Chọn một đĩa cài Windows ưng ý nhất (service pack mấy cũng được), Copy toàn bộ nội dung đĩa cài ra một thư mục trong ổ cứng (trong ví dụ này là thư mục c:\SetupWin)
1.2. Phần mềm nlite: Download tại địa chỉ http://www.nliteos.com/
Đây là phần mềm cho phép chỉnh sửa bộ cài Windows, thêm thắt một vài Driver cần thiết, xóa bỏ một vài Driver không cần thiết, thay đổi thông số cài đặt... Trong bài viết chỉ hướng dẫn cách Add Driver để bộ cài Windows có thể hoạt động trên ổ cứng SATA, các thông số khác mọi người có thể tự "vọc" nếu thích http://www.handheld.com.vn/forum/images/smilies/smile.gif
1.3. Download và cài đặt .NET Framework 2.0 tại địa chỉ: http://www.microsoft.com/downloads/d...displaylang=en, là Framework để nlite có thể hoạt động
1.4. Phần mềm Ultra ISO: Download và cài đặt tại địa chỉ: http://www.ezbsystems.com/ultraiso/
Thật ra đối với tôi chỉ sử dụng phần mềm này chỉ để trích xuất từ file driver hỗ trợ SATA mà không cần dùng FDD
1.5. Phần mềm WinRar: Download và cài đặt tại địa chỉ: http://www.download.com/3000-2250-10007677.html
1.6. Chuẩn bị driver SATA: Một số trường hợp phần mềm này sẵn có trên ổ C như Sony - Dell. Trường hợp không có sẵn Driver, Download tại http://downloadcenter.intel.com/T8Cl...10611&lang=eng
Lưu ý: Phần driver ở trên chỉ hỗ trợ cho1 vài dòng laptop thôi, tốt nhất bạn hãy lên trang web của hãng sản xuất download driver của dòng sản phẩm nào mình đang cần (vd: mình download driver Intel SATA AHCI Controller Driver dùng cho máy HP dv2000 hổ trợ WinXP)
2. Sử dụng Winrar và Ultra ISO để tách driver từ file f6flpy32_57.zip
2.1. Giải nén file f6flpy32_57.zip
2.2. Trong Windows Explorer, chuột phải vào file F6flpy32.exe, chọn Extract Here. Xuất hiện file temp.IMA
2.3. Khởi động Ultra ISO, chọn Open. Browse đến file temp.IMA
2.4. Trong Menu bên phải, chọn tất cả các file rồi chuột phải chọn Extract to
Chọn đường dẫn tới thư mục để lưu Driver.
3. Tiến hành
3.1. Chạy phần mềm nlite, chọn Next.
Chọn đường dẫn đến thư mục c:\SetupWin
Chọn Next 2 lần.
3.2. Trong màn hình chọn thao tác, chọn Driver và Bootable ISO
Chọn Next
3.3. Trong màn hình Add Driver, chọn Insert, Multiple Driver Folder. Browse để Folder chứa Driver, chọn OK. Chọn All, OK.
3.4. Trong màn hình chọn Driver, chọn Text Mode. Select toàn bộ Driver và chọn OK
Chọn Next, Yes để tiến hành quá trình Add Driver. Chọn Next để hoàn tất quá trình Add Driver.
3.5. Cuối cùng, chọn Make ISO để tạo file ISO nhằm phục vụ quá trình Burn đía CD cài đặt.
Chọn đường dẫn, đặt tên file rồi chọn Save.
3.6. Trong Windows Explorer, chuột phải vào file ISO mới được tạo. Chọn Ultra ISO, Burn to Disk... rồi theo các bước để ghi đĩa cài đặt Windows.
* Lưu ý:
- Một số phần mềm sử dụng trong quá trình tạo đĩa là những phần mềm thương mại hóa. Mọi vấn đề liên quan đến bản quyền đề nghị PM, không bàn trực tiếp trên diễn đàn.
- Cài đặt Winrar trước, cài đặt Ultra ISO sau.
- Driver download từ site của HP, nhưng dùng được cho mọi dòng máy.
- Ngoài 2 tính năng của nlite được trình bày trong bài viết là Add Driver và Creat Bootable ISO, bạn có thể nghịch thêm một số tính năng khác. Hữu ích và rất đơn giản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét